1.4.17

Mối liên hệ thân - tâm: cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng thế nào đến cơ thể bạn?

Hàng ngày ta trải qua rất nhiều cảm xúc – từ vui vẻ, buồn rầu cho đến cực kì sung sướng.


Cơ thể phản ứng với cách ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Đây là một loại "liên kết tinh thần/thể xác." Mỗi cảm xúc tạo ra một cảm giác khác nhau trong cơ thể: khi ta trải qua những sự việc khác nhau, cơ thể tiết ra những chất khác nhau, khiến cho ta vui vẻ hoặc buồn bực. Mỗi chất hoạt động để tạo ra một môi trường khác nhau trong cơ thể. 

Ví dụ, khi não tiết ra serotonin, dopamine hay oxytocin, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Ngược lại, khi cơ thể tiết ra cortisol trong lúc bạn bị căng thẳng, bạn sẽ có một cảm giác hoàn toàn khác. Hãy tìm hiểu kĩ hơn và xem cảm xúc có thể thật sự ảnh hưởng đến ta như thế nào. 

Não bộ chúng ta cực kỳ phức tạp và mạnh mẽ 

Nó tác động đến cơ thể dựa trên những gì nó cảm nhận. Tinh thần và thể xác có một mối liên kết vốn không thể nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận. Đặc tính của tín hiệu cảm xúc mà "tim" gửi đến não quyết định loại chất nào được tiết ra trong cơ thể và khi ta trải qua những cảm xúc tiêu cực, các tín hiệu được gửi tới não bộ phản ánh cảm xúc của ta. Mặc dù cảm xúc tiêu cực là hoàn toàn tự nhiên, đó vẫn là những cảm xúc tai hại nhất mà ta có thể có. Cảm xúc giận dữ và căm thù tích tụ trong tinh thần lẫn thể xác, ảnh hưởng đến các cơ quan và quá trình tự nhiên của cơ thể, sinh ra nhiều cảm xúc tiêu cực hơn và dẫn đến trầm cảm. 

Trạng thái tức giận và tiêu cực kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể dưới các hình thức như cao huyết áp, căng thẳng, lo âu, đau đầu và tuần hoàn máu kém. Một số nghiên cứu cho thấy ngay cả một cơn giận kéo dài 5 phút cũng gây căng thẳng nhiều đến mức nó có thể làm hại hệ miễn dịch của bạn trong hơn 6 giờ đồng hồ. Lần lượt, tất cả những vấn đề sức khỏe nêu trên có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng hơn như đau tim và đột quỵ.

Một nghiên cứu khoa học cho biết những phân tử được tích tụ và thải ra ngoài khi bạn dùng lời nói bày tỏ sự giận dữ, căm ghét hay ghen tuông có chứa những độc tố mà khi được thu thập trong khoảng một giờ đồng hồ, thì đủ để giết chết 80 con chuột lang… Ngoài ra, khi thấy căng thẳng, lo âu hay buồn bực, ta có thể không chăm sóc sức khỏe tốt như lẽ ra ta nên làm. Ta thường không cảm thấy muốn tập thể dục, ăn thực phẩm bổ dưỡng hay thậm chí là uống thuốc theo toa. Sự lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các loại ma túy khác cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tinh thần kém. 10 cảm xúc tiêu cực phổ biến nhất:
  1. Giận dữ 
  2. Buồn rầu 
  3. Ghen tuông 
  4. Căm ghét 
  5. Đau buồn 
  6. Cô đơn 
  7. Nhục nhã 
  8. Vô dụng 
  9. Lo âu 
  10. Mâu thuẫn

Vậy, làm thế nào để vượt qua những cảm xúc tiêu cực và luôn vui vẻ, khỏe mạnh?

Có không ít những bí quyết giúp ta xử lý cảm xúc tiêu cực và người ta đã sáng tác rất nhiều sách cũng như bài viết, tổ chức các hội thảo và làm phim để giải thích tầm quan trọng của vấn đề này. 

Dưới đây là 5 bí quyết hiệu quả nhất cho hầu hết mọi tình huống. 

1. Điều chỉnh nhận thức. Sau khi suy nghĩ về sự tiêu cực trong chốc lát, có thể bạn sẽ nhận ra rằng trên thực tế không có trải nghiệm tích cực hay tiêu cực mà chỉ do ta định nghĩa nó như vậy. Do đó, nhận thức của ta về một trải nghiệm hoặc một tình huống có tác động mạnh nhất đến cách ta cảm nhận khi việc đó xảy ra và cách mà nó ảnh hưởng đến cơ thể ta. 

2. Thừa nhận cơn giận. Thay vì đè nén cơn giận hoặc không chịu thừa nhận nó, hãy lưu tâm đến những gì bạn đang cảm nhận. Nếu thừa nhận rằng mình đang giận dữ, bạn có thể bắt đầu xử lý những cảm xúc đó và tìm ra giải pháp cho vấn đề.

3. Kiểm soát suy nghĩ. Bạn có thể gặp khó khăn khi thay đổi cách suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực. Những cố tật là chướng ngại rất lớn. Phải chăng điều đó có nghĩa là ta không thể vượt qua nó? Hoàn toàn không phải. Dù cho bạn 20, 50 hay 90 tuổi đi chăng nữa thì vẫn không bao giờ là quá muộn để thay đổi cách suy nghĩ. 

4. Sống cân bằng. Cố gắng đừng ám ảnh với những vấn đề ở nơi làm việc, trường học hoặc gia đình vốn dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Điều này không có nghĩa là bạn phải giả vờ vui vẻ khi cảm thấy căng thẳng, lo âu hay buồn bực. Xử lý những cảm xúc tiêu cực này là điều quan trọng, nhưng hãy nỗ lực tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống của bạn. Có lẽ bạn sẽ muốn dùng đến một quyển nhật ký để ghi lại những điều làm bạn cảm thấy vui vẻ và bình yên. 

5. Biết ơn. Việc nhìn nhận những khía cạnh tốt đẹp trong cuộc sống và nói lời cảm ơn có tác động mạnh mẽ đến tình trạng sức khỏe về tinh thần. Trong một nghiên cứu quan trọng, so với những người lập danh sách những điều phiền muộn, những người được yêu cầu đếm những lần họ thấy vui vẻ thì cảm thấy vui vẻ hơn, tập thể dục nhiều hơn, ít phàn nàn về thể chất hơn và ngủ ngon hơn. 

Tác giả: Anastasia T