30.9.16

Bí quyết học và ôn tập cho bài thi trắc nghiệm

Nếu thử thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trong việc giải các đề thi trắc nghiệm, bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện rằng không cần phải cố gắng quá sức như bản thân đã tưởng tượng, mà những bí quyết mới tạo nên sự thành công.

Sau nhiều kỳ thi trắc nghiệm đã diễn ra có thể bạn sẽ không hài lòng về kết quả mình đạt được. Bạn nghĩ rằng những gì đã làm trong bài thi sẽ tốt hơn - khác hơn và bạn được một điểm số cao hơn. Nếu thử thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trong việc giải các đề thi trắc nghiệm, bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện rằng không cần phải cố gắng quá sức như bản thân đã tưởng tượng, mà những bí quyết mới tạo nên sự thành công. Vậy bí quyết thần thánh đó là gì? Những học sinh nào muốn đạt số điểm mong muốn thì đừng sợ hãi mà hãy áp dụng một loạt các chiến lược sau đây trong thời gian học sắp tới.



Bước 1: Bắt đầu học tập như "Ngày đầu tiên"

Nghe có vẻ có chút gì đó không phải? Tại sao thi trắc nghiệm lại học như ngày đầu tiên ở trường? Nhưng đó là sự thật, chuẩn bị cho kỳ thi cũng giống như đặt bút viết ở trang vở mới.

Không có gì có thể níu kéo thời gian hay làm cho nó quay trở lại tại thời điểm bạn muốn. Cách tốt nhất để học bất cứ điều gì là tham gia vào các lớp học, vừa nghe giảng vừa ghi chép bài vở cần thận, nghiên cứu các câu hỏi mà mình thắc mắc và tìm hiểu để cho ra đáp án phù hợp. Lấy nguồn cảm hứng lần đầu tiên, cái gì cũng mới mẻ nhằm khơi dậy sự tò mò của bạn để kích thích các kiến thức được tiếp thu tốt hơn. Sau đó, gần vào ngày thi trắc nghiệm, bạn sẽ ôn tập, tổng hợp các thông tin thay vì học lai tất cả mà có vẻ mới mẻ như lần đầu tiên.

Bước 2: Đặt ra yêu cầu cho bài thi trắc nghiệm


Trước khi bắt đầu chính thức học tập cho kỳ thi sắp tới, bạn phải đặt một vài câu hỏi để hỏi. Và sự cần thiết chính là yêu cầu các giáo viên hay những người có chuyên môn về những cơ cấu, hình thức sẽ được thiết lập trong bài thi trắc nghiệm. Cách lập danh sách câu hỏi có thể theo hướng như sau:

Cung cấp một sự hướng dẫn học tập không? Điều này cần được đưa ra đầu tiên trong danh sách "Câu hỏi cần hỏi" . Bạn sẽ tiết kiệm cho mình một lượng thời gian đáng kể để tránh việc nhặt những điều không cần thiết trong cuốn sách của mình cũng như các câu hỏi đã được đưa ra trong các bài thi trắc nghiệm trước.

Các câu hỏi mang tính định nghĩa áp dụng thực hành có thể được ra? Nếu vậy, làm thế nào? Nếu bạn ghi nhớ tất cả các định nghĩa đã được học nhưng lại không thể sử dụng thích hợp thì có thể bạn đang lãng phí thời gian của chính mình. Học đi với hành là vậy, nhiều giáo viên yêu cầu bạn học định nghĩa mặc dù không cần thiết phải nắm lòng từng chữ nhưng cũng đủ hiểu để triển khai nó,

Bạn cần phải áp dụng các kiến thức tổng hợp hay đơn giản chỉ là nhớ qua một vài chi tiết? Một câu hỏi quan trong. Một bài kiểm tra kiến thức đơn giản dựa trên nhiều sự lựa chọn như chỉ là ngày, tháng năm và tên sự kiện sẽ khá dễ dàng để ghi nhớ. Tuy nhiên, nếu bạn cần một kiến thức tổng hợp, áp dụng hoặc đánh giá thông tin, bạn cần có một sự tìm hiểu sâu sắc hơn và dành nhiều thời gian nghiên cứu hơn.

Bước 3: Tạo một lịch học


Có thể hiểu được bạn đang rất bận rộn cho việc học. Đó chính là lý do tại sao thậm chí là hết sức quan trọng để tạo ra một lịch trình học cho từng buổi, từng ngày, từng tuần, xa hơn là từng tháng không chỉ là cho kỳ thi trắc nghiệm sắp tới mà các kỳ thi quan trọng khác nữa. Bạn có thể tìm một vài giờ rảnh trong tuần, ngồi ngẫm nghĩ thật kỹ những công việc mình đang và sẽ làm. Chia điều các công việc và cố gắng thực hiện đúng lịch trình chứ không dồn nén thời gian để nhồi nhét kiến thức và sự căng thẳng như trước.

Nghiên cứu bài thi trắc nghiệm, bắt đầu nhiều tuần trước nếu có thể, hoạch định để còn khoảng thời gian tổng hợp kiến thức kèm nghỉ ngơi vào cận ngày thi nữa nhé.

Bước 4: Tổ chức mọi thứ theo từng nhóm hoặc từng chủ đề cụ thể


Giáo viên có thể sẽ đưa ra nhiều nội dung kiểm tra trong các bài ghi chú của bạn. Vì vậy, hãy trở lại thông qua những gì đã được truyền tải. Viết lại hoặc ghi chú để chúng trở nên dễ hiểu, dễ đọc. Cố gắng đặt câu hỏi và tìm các câu trả lời thích hợp cho những kiến thức đó. Tiếp theo, phần quan trọng nhất trong quá trình này là bạn phải biết tổ chức và phân loại chúng theo từng chủ đề, từng nhóm mà bạn cảm thấy có nhiều sự tương đồng trong cùng một nhóm để chúng sẵn sàng phục vụ bạn mỗi khi chủ nhân nhớ đến mảng kiến thức và các thông tin liên quan. Ví dụ bạn có thể vẽ ra một sơ đồ mindmap phân nhánh hình cây, những kiến thức có quan hệ dây mơ rễ má sẽ nằm trong một nhánh,ngoài ra sẽ nằm ở nhánh khác.

Bước 5: Thiết lập thời gian

Đừng dành ba giờ đồng hồ liên tiếp cho việc học hay giải một vài đề thi trắc nghiệm mà không có sự nghỉ ngơi. Điều đó sẽ rất tồi tệ vì tâm trí bạn sẽ quá tải để bắt đầu mơ mộng, vẽ nguệch ngoạc, cố làm cho qua để nhanh chóng tách khỏi đống tài liệu. Việc đó sẽ chỉ phí thời gian mà chẳng bổ sung thêm được kiến thức gì. Thay vào đó, thiết lập một khoảng thời gian chừng 45 phút, sau đó nghỉ ngơi, vận động khoảng 10 phút rồi tiếp tục học. Cứ giữ nhịp độ điều đặn như thế cho đến khi kiến thức đã được tiếp thu tốt và bạn tự tin vì mình đã hiểu cũng như áp dụng vào thực tiễn bài tập.

Bước 6: Làm bật thầy ôn tập tài liệu


Hãy nhớ rằng bạn có nhiều sự lựa chọn trong một câu hỏi trắc nghiệm, do đó, miễn là bạn có thể phân biệt giữa đúng và sai để loại ra câu trả lời đúng nhất. Bạn không cần phải đọc thuộc lòng tất cả thông tin nào cảm thấy không cần thiếtmà chỉ nhận thông tin chính xác nhất.

Đối với sự kiện: sử dụng các thiết bị ghi nhớ như bài hát, câu thơ hay vẽ hình minh họa để giúp bạn nhớ thực tế, thông tin chủ chốt. Sử dụng giấy ghi chú, giấy ghi từ vựng để làm nổi bật chủ đề.

Đối với các khái niệm: Giải thích ý tưởng bằng phương pháp đọc to thành tiếng như thể bạn đang dạy một ai đó mà họ chưa có một ý tưởng về những gì bạn sẽ đề cập. Thậm chí tốt hơn? Viết một đoạn ghi chú theo một loại ngôn ngữ hay ký hiệu mà bạn có thể hiểu được như lập biểu đồ so sánh và đối chiếu các khái niệm.

Đối với bất kỳ điều gì: Nếu bạn đang buồn chán với phương pháp hiện tại thì hãy mạnh dạn thử nghiệm 10 phương pháp mới sáng tạo hơn phù hợp cho bản thân.

Bước 7: Trao đổi với bạn bè

Để kiểm tra kiến thức, việc lựa chọn một đối tác học tập để có thể hỏi và ghi chú những lưu ý sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều. Nếu bạn đang mắc kẹt trong một mở bong bong không biết phải đi theo lối nào, phải lựa chọn một đáp án phù hợp nhất thì bạn bè sẽ là diễn đàn để bạn tham khảo ý kiến. Để có thể yêu cầu một sự giải thích cụ thể từ đối tác bạn cần biết chính xác câu hỏi của mình là gì thay vì chỉ đọc nội dung của câu hỏi.

Bước 8: Xem xét các chiến lược cho bài thi trắc nghiệm.

Muốn thành công bạn cần có chiến lược của riêng mình và đây là bước quan trọng. Hãy chắn chắn bạn đã thử nghiệm nhiều chiến lược để rút ra cho mình một chiến lược phù hợp nhất nhằm tránh câu trả lời không cần thiết. Hơn nữa, bạn nên đánh giá lại những ưu và nhược điểm ở những bài thi trắc nghiệm trước, qua đó lập chiến lược mới nhưng bạn cảm thấy hiệu quả cho kỳ thi đến.


Theo Phương Võ / Trí Thức Trẻ