Các ngôi trường này là lựa chọn hàng đầu cho những ai đam mê công nghệ tại Mỹ và trên thế giới.
Học viện Công nghệ Massachusetts
Trường nằm tại thành phố Cambridge, Massachusetts của Hoa Kỳ, là học viện nổi tiếng trong các lĩnh vực: quản lý, kinh tế, ngôn ngữ… đặc biệt là khoa học công nghệ. Học viện có 6 trường ĐH thành viên, gồm: Kiến trúc và Quy hoạch; Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, và Nhân văn; Quản lý Sloan; Khoa học; Khoa học và Công nghệ Y tế Whitaker.
Trong đó, nổi bật là trường Đại học Kỹ thuật gồm các ngành chuyên về công nghệ như: Hàng không và Vũ trụ; Kỹ thuật Sinh học, Hóa học; Kỹ thuật Môi trường và Dân dụng; Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính; Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu; Kỹ thuật Cơ khí; Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân…
Một điều đặc biệt so với các trường ĐH khác trên thế giới, số sinh viên học sau ĐH ở Massachusetts nhiều hơn rất nhiều lần so với số sinh viên đào tạo bậc Đại học. Các chương trình đào tạo sau ĐH ở đây cũng được xếp vào 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ.
Ngôi trường này khẳng định sau khi tốt nghiệp, 15% sinh viên sẽ ngay lập tức nhận được lời mời công việc toàn thời gian. 87% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành nghề đào tạo và 5% chọn con đường học tập cao hơn.
Ivan Getting – nhà phát triển công nghệ GPS, Fred Fenning – người tiên phong trong công nghệ trình diễn laser, Stephen Benton – người tạo ra công nghệ ba chiều ứng dụng trong thẻ tín dụng và Bernard Gordon – nhà phát minh ra tia rada Doppler Weather là những cái tên tiêu biểu từng học ngôi trường M.I.T.
Đại học Stanford
Là trường ĐH tư thục nằm ở thung lũng Silicon - đại bản doanh của nhiều công ty lớn như: Yahoo, Google… Ngôi trường này cũng thuộc top các trường có cảnh đẹp nhất thế giới, diện tích rộng thứ hai thế giới và nằm trong top 4 trường đỉnh về chất lượng ĐH của Mỹ.
Sinh viên Đại học Stanford có đầy đủ các cơ hội được tiếp cận với những công cụ mới nhất để lập trình. Không những thế, trường còn cung cấp một số khóa học và tài liệu trực tuyến miễn phí cho tất cả mọi người quan tâm đến lập trình. Những khảo sát gần đây nhất cho thấy, Stanford đứng thứ 3 trong top các trường được sinh viên khắp thế giới mơ ước. Ngoài vị trí “đắc địa”, cơ sở vật chất của trường cũng vô cùng hiện đại với 14 thư viện chuyên ngành, 1 thư viện xanh và 1 thư viện kỹ thuật số. Rất nhiều giáo sư giảng dạy trong trường đạt giải thưởng Nobel cao quý.
Một số cựu sinh viên thành công của ngôi trường như: Hai nhà sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page, nhà đầu tư thung lũng Silicon Peter Thiel, đồng sáng lập Yahoo! Jerry Yang và David Filo, đồng sáng lập HP Bill Hewlett và đồng sáng lập Sun Microsystems Vinod Khosla.
Đại học Harvard
Tại ngôi trường của những giấc mơ này, người ta vẫn thường đồn thổi về một câu chuyện như sau: Con trai vị đại sứ Trung Quốc trong buổi phỏng vấn với quý trường chia sẻ: “Những năm phổ thông tôi không phải người học xuất sắc, nhưng tôi vẫn được nhận vào học. Vì sao: Vì họ chỉ quan tâm đến tương lai của tôi, chứ không quan tâm đến những việc của quá khứ”. Và đẳng cấp của ngôi trường này thể hiện ở việc không tạo ra con người chỉ biết có bằng cấp.
Harvard đảm bảo cho sinh viên theo học chương trình của mình không chỉ học trong sách vở mà còn được tham gia vào các công trình nghiên cứu thực tế. Chương trình học ở ngôi trường này không những thu hút sự quan tâm của các sinh viên yêu thích công nghệ mà còn là niềm mong ước của bất cứ ai.
Một số cái tên cựu sinh viên tiêu biểu của Đại học Harvard đó là Trip Hawkins - nhà sáng lập studio game nổi tiếng EA, Tony Hsieh – nhà sáng lập thương hiệu phân phối giày trực tuyến Zappos.com và Dennis Ritchie – người sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình C cùng hệ điều hành UNIX. Bill Gates và Mark Zuckerberg cũng là những cựu sinh viên nhưng... chưa tốt nghiệp của Harvard.
Trường UCLA (Đại học California, Los Angeles)
Nằm trong hệ thống Viện Đại học California, trường có chương trình đào tạo vào loại chuẩn trên thế giới. Các ngành học về công nghệ của trường: Kỹ sư khoa học ứng dụng, truyền thông phim và truyền hình, quan hệ kinh tế quốc tế.
Đặc biệt, chương trình Cử nhân Khoa học máy tính của Đại học California cung cấp cho sinh viên kiến thức về tất cả các lĩnh vực trong phạm trù khoa học máy tính bao gồm thiết kế, phân tích thuật toán, trí thông minh nhân tạo, hệ thống cơ sở dữ liệu và đồ họa máy tính. Douglass Engelbart – nhà phát minh chuột máy tính, Andrew Grove – đồng sáng lập Intel và Eric Schmidt – CEO của Google chính là những sinh viên từng học tập tại Đại học California.
Đại học Carnegie Mellon
Ngôi trường thành lập từ năm 1967 tại Mỹ. Điều đặc biệt Mellon luôn được xếp hạng là ngôi trường danh tiếng nhất ở Mỹ, cũng là đại học số 1 về Công nghệ thông tin với chuyên ngành Khoa học máy tính và hệ thống thông tin. Trong nỗ lực mang sinh viên đến gần hơn với công nghệ, trường thậm chí còn có một khuôn viên mang tên Silicon Valley.
Các nhà khoa học làm việc tại trường, cũng đồng thời làm việc tại các tổ chức thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ. Một trong những cựu sinh viên thành công nhất của trường là Charles Geschke – đồng sáng lập Adobe Systems Inc.
Tại Việt Nam, có không ít người từng được vinh danh đã học tại đây như Giáo sư John Vũ - Tổng kỹ sư trưởng của Boeing, trưởng phần mềm cho dự án Boing 777, Vũ Duy Thức – sinh viên Đại học số một Bắc Mỹ về Tin học năm 2004.
Trong đó, nổi bật là trường Đại học Kỹ thuật gồm các ngành chuyên về công nghệ như: Hàng không và Vũ trụ; Kỹ thuật Sinh học, Hóa học; Kỹ thuật Môi trường và Dân dụng; Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính; Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu; Kỹ thuật Cơ khí; Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân…
Một điều đặc biệt so với các trường ĐH khác trên thế giới, số sinh viên học sau ĐH ở Massachusetts nhiều hơn rất nhiều lần so với số sinh viên đào tạo bậc Đại học. Các chương trình đào tạo sau ĐH ở đây cũng được xếp vào 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ.
Ngôi trường này khẳng định sau khi tốt nghiệp, 15% sinh viên sẽ ngay lập tức nhận được lời mời công việc toàn thời gian. 87% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành nghề đào tạo và 5% chọn con đường học tập cao hơn.
Ivan Getting – nhà phát triển công nghệ GPS, Fred Fenning – người tiên phong trong công nghệ trình diễn laser, Stephen Benton – người tạo ra công nghệ ba chiều ứng dụng trong thẻ tín dụng và Bernard Gordon – nhà phát minh ra tia rada Doppler Weather là những cái tên tiêu biểu từng học ngôi trường M.I.T.
Sinh viên Đại học Stanford có đầy đủ các cơ hội được tiếp cận với những công cụ mới nhất để lập trình. Không những thế, trường còn cung cấp một số khóa học và tài liệu trực tuyến miễn phí cho tất cả mọi người quan tâm đến lập trình. Những khảo sát gần đây nhất cho thấy, Stanford đứng thứ 3 trong top các trường được sinh viên khắp thế giới mơ ước. Ngoài vị trí “đắc địa”, cơ sở vật chất của trường cũng vô cùng hiện đại với 14 thư viện chuyên ngành, 1 thư viện xanh và 1 thư viện kỹ thuật số. Rất nhiều giáo sư giảng dạy trong trường đạt giải thưởng Nobel cao quý.
Một số cựu sinh viên thành công của ngôi trường như: Hai nhà sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page, nhà đầu tư thung lũng Silicon Peter Thiel, đồng sáng lập Yahoo! Jerry Yang và David Filo, đồng sáng lập HP Bill Hewlett và đồng sáng lập Sun Microsystems Vinod Khosla.
Harvard đảm bảo cho sinh viên theo học chương trình của mình không chỉ học trong sách vở mà còn được tham gia vào các công trình nghiên cứu thực tế. Chương trình học ở ngôi trường này không những thu hút sự quan tâm của các sinh viên yêu thích công nghệ mà còn là niềm mong ước của bất cứ ai.
Một số cái tên cựu sinh viên tiêu biểu của Đại học Harvard đó là Trip Hawkins - nhà sáng lập studio game nổi tiếng EA, Tony Hsieh – nhà sáng lập thương hiệu phân phối giày trực tuyến Zappos.com và Dennis Ritchie – người sáng tạo ra ngôn ngữ lập trình C cùng hệ điều hành UNIX. Bill Gates và Mark Zuckerberg cũng là những cựu sinh viên nhưng... chưa tốt nghiệp của Harvard.
Đặc biệt, chương trình Cử nhân Khoa học máy tính của Đại học California cung cấp cho sinh viên kiến thức về tất cả các lĩnh vực trong phạm trù khoa học máy tính bao gồm thiết kế, phân tích thuật toán, trí thông minh nhân tạo, hệ thống cơ sở dữ liệu và đồ họa máy tính. Douglass Engelbart – nhà phát minh chuột máy tính, Andrew Grove – đồng sáng lập Intel và Eric Schmidt – CEO của Google chính là những sinh viên từng học tập tại Đại học California.
Đại học Carnegie Mellon
Các nhà khoa học làm việc tại trường, cũng đồng thời làm việc tại các tổ chức thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ. Một trong những cựu sinh viên thành công nhất của trường là Charles Geschke – đồng sáng lập Adobe Systems Inc.
Tại Việt Nam, có không ít người từng được vinh danh đã học tại đây như Giáo sư John Vũ - Tổng kỹ sư trưởng của Boeing, trưởng phần mềm cho dự án Boing 777, Vũ Duy Thức – sinh viên Đại học số một Bắc Mỹ về Tin học năm 2004.
Theo Tiin Đình Việt/Baodatviet.vn